Hiểu được quy trình thi công sơn nước giúp mọi người lên kế hoạch một cách chuẩn xác và tỉ mỉ hơn. Bên cạnh đó, việc nắm rõ quy trình còn giúp mọi người giám sát công trường. Và cũng có thể biết được mức độ hoàn thiện “tổ ấm” của mình. Vì vậy, hôm nay SƠN NHÀ TỐT ĐẸP sẽ giới thiệu đến mọi người quy trình thi công sơn nước chuẩn.
Bước 1: Vệ sinh bề mặt
Dùng giấy đá mài tường loại bỏ đi các hạt vữa nhỏ giúp bề mặt tường trở nên bằng phẳng. Trong lúc sử dụng đá mài tường, những khu vực có lẫn cũi khô hay cành cây, đất bẩn. Chúng ta cần phải loại bỏ ngay để lớp bả matit khi lên sẽ bán chắc chắn hơn. Sau đó, sử dụng giấy ráp mịn giúp loại bỏ bụi bẩn và làm nhẵn bề mặt tường.
Bước 2: Bả matit (có thể có hoặc không)
Để lớp matit có chất lượng tốt và độ bám dính cao, trước khi thi công, cần kiểm tra toàn bộ lượng bột matit. Ngoài ra, nước dùng để pha với bột cũng phải được kiểm tra. Phải sử dụng nước sạch, không được dùng nước bẩn hay nước nhiễm hóa chất. Điều này giúp bả matit được chắc chắn và bám tốt hơn.
Khi việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu đã hoàn tất, đổ nước từ từ vào bột và ngâm trong vòng 10 phút. Sau đó, dùng máy trộn trong vòng 3 tiếng giúp matit có độ bám dính tốt, tránh tình trạng vữa. Có thể dùng tay khuấy hỗn hợp bột và nước. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến việc bột sẽ không hòa quyện với nhau và khả năng cao tạo nên hiện tượng vữa bột bả. Cần tạo nên 2 lớp bột bả giúp lớp matit được chắc chắn và bền hơn.
Lớp bả matit 1:
Trước khi bả lớp matit đầu tiên, cần phải sử dụng chổi hoặc máy nén khí thổi bề mặt tường trước khi thi công. Điều này giúp loại bỏ lớp bụi còn sót lại sau khi xử lý tường nhám giúp lớp bả bám dính tốt hơn. Sau đó, thi công lớp bả matit thứ nhất và để trong vòng 2 tiếng trước khi phủ lớp thứ 2. Lưu ý, không để lớp matit quá khô. Điều này sẽ khiến lớp matit thứ 2 không còn được bám dính tốt và sẽ có hiện tượng bong tróc. Ở lớp bả thứ nhất, cần bả matit theo chiều dọc.
Lớp bả matit 2:
Vì là lớp matit thứ 2 và cũng là lớp hoàn thiện nên cần phải được trau chuốt và tỉ mỉ. Nên chọn những thợ matit có chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm hoặc các đơn vị dịch vụ sơn nhà trọn gói giúp lớp matit khi thi công được bằng phẳng hơn. Ở lớp matit 2 này, cần bả matit theo chiều ngang. Điều này giúp bề mặt lớp matit được phẳng và tránh gợn sần. Sau khi hoàn thiện lớp cuối cùng này, cần để khô trong vòng 24 tiếng và bắt đầu chà nhám. Đối với công đoạn chà nhám, có thể dùng giấy nhám mịn hoặc tay giúp bề mặt trở nên nhẵn mịn hơn.
Bước 3: Sơn lớp lót
Lớp sơn lót vô cùng quan trọng cần thợ có kỹ thuật sơn nhà dày dặn kinh nghiệm thực hiện bởi công đoạn pha sơn khó khăn. Khi mà sơn pha không được loãng, nếu không sẽ gây nên tình trạng độ bám dính kém, lãng phí sơn. Trước khi thi công cần kiểm tra kỹ lưỡng các nguyên liệu giúp lớp sơn lót đạt chất lượng tốt nhất.
Bước 4: Hoàn thiện màu sơn
Lớp sơn màu hoàn thiện cần pha theo tỷ lệ do nhà sản xuất đề nghị giúp sơn đạt được màu chuẩn. Sau đó, nên sử dụng con lăn rulo hoặc chổi sơn để hoàn thiện lớp sơn cuối cùng. Bởi khi sử dụng con lăn rulo, chổi sơn, người thợ cần phải di đi di lại giúp phần keo trong sơn trải đều. Khi đó, lớp sơn sẽ có độ bám dính tốt.
Trên đây là quy trình thi công sơn nước chuẩn để có được một diện mạo đẹp và chất lượng cho “tổ ấm” của bạn. Với những chia sẻ trên, SƠN NHÀ TỐT ĐẸP hy vọng bạn có thể hoàn thiện ngôi nhà của mình một cách hoàn mỹ nhất.