Kỹ thuật thi công trần thạch cao chìm – trần thạch cao nổi

Thợ đang thi công trần thạch cao chìm

Trần chìm và kỹ thuật thi công tiêu chuẩn

Trần chìm là trần thạch cao có cấu tao và cách bố trí khung xương được ẩn giấu bên trên tấm thạch cao, khiến bạn không thể nhìn thấy. Khi nhìn lên, chúng ta cảm giác như trần phẳng bê tông, có thể được trang trí nhiều cấp bậc và được sơn bả đẹp đẽ ( trang trí nhiều hay ít tùy vào mục đích sử dụng của quý khách )

Cấu tạo trần thạch cao chìm gồm hai vật liệu chính là Khung xương và Tấm thạch cao.

son nha tot dep

Ưu điểm: tính thẩm mỹ rất cao, có thể trang trí trần theo nhiều mẫu mã khác nhau, tùy theo ý tưởng.

Nhược điểm: Đắt hơn trần thả, khó sửa đường điện chạy dọc trên trần, ống điều hòa…

Hướng dẫn lắp đặt, kỹ thuật thi công trần chìm

Quy trình thi công trần thạch cao chìm gồm 7 bước:

Bước 1: Xác định chiều cao của trần bằng cách máng dây Tio hoặc máy bắn cote đánh dấu cốt để làm trần thạch cao

Bước 2: Sau khi đánh dấu cốt trần xong, dùng thanh V ( thanh viền tường ), dùng búa đóng đinh bê tông cố định hay khoan bê tông định vị bằng Ticke sắt, Ticke nhựa hoặc đinh thép.

Bước 3: Xác định khoảng cách Tyzen, khoảng cách chuẩn là 1200mm

Bước 4: Khung xương chính hay ( xương cá ) thông thường khoảng cách chuẩn là 800mm

Bước 5: Liên kết những thanh phụ ngang ( Ugai) với những thang chính ( xương cá ) bằng cách gài góc vào thanh chính ( xương cá ), khoảng cách chuẩn là 400mm

Bước 6: Dùng dây keo hai đầu lấy độ phẳng, hoặc xác định độ phẳng theo máy bắn cote, lấy xong độ phẳng ta lấy tấm áp vào dàn khung xương, dùng máy bắn vít, các đầu vít phải được bắn chìm vào tấm thạch cao, khoảng cách đầu vít theo tiêu chuẩn là 30mm.

Bước 7: Xử lý mối nối bằng băng lưới , dùng bột trét trét phủ bên ngoài băng lưới ( tuyệt đối không được dùng bột bả, nhằm đảm bảo chất lượng công trình )

Trần thạch cao chìm nhẹ và rất tiện dụng, có một dàn khung chịu lực bên trong, nếu làm đúng kỹ thuật sẽ rất chắc chắn ( thực tế chúng tôi đã là có công trình 15 năm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng ).

Ngoài ra, vẫn hệ trần chim nhưng tấm thạch cao có thể thay bằng tấm thạch cao chịu nước, tấm chống ẩm…tùy từng vị trí mà ta sử dụng những chủng loại tấm khác nhau.

II. Trần thả và kỹ thuật thi công tiêu chuẩn ( trần thạch cao nổi )

Trần thạch cao thả ( trần nổi ) là trần thạch cao được thiết kế với một phần thanh xương bị lộ ra bên ngoài, thường là trần phẳng, dùng nhiều trong những khối văn phòng, cong ty …dưới mái tôn, dưới trần bê tông, che đi các chi tiết như đường dây điện, ống nước…

Cấu tạo trần thạch cao nổi gồm hai vật liệu chính là Khung xương và Tấm thạch cao.

son nha tot dep

Ưu điểm: Dễ sửa chữa và thay thế tấm trần, sửa chữa những đường điện, ống nước nằm trên trần thả dễ ràng, giá thành rẻ hơn trần chìm.

Nhược điểm: Tín thẩm mỹ không cao, độ bề kém hơn trần chìm

Quy trình thi công trần thả ( trần nổi ) gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định độ cao trần, lấy dấu bằng dây Tio nước hoặc máy bắn cote, đánh dấu trên tường hay cột.

Bước 2: Cố định thanh viền tường ( thanh V ), ), dùng búa đóng đinh bê tông cố định hay khoan bê tông định vị bằng Ticke sắt, Ticke nhựa hoặc đinh thép.

Bước 3: Phân chia khung xương trần, bao gồm thanh chính và thanh phụ có thể là ( 610mm*610mm ) ( 600mm*600mm ) ( 610mm*1200mm ) ( 600mm*1200mm.)

Bước 4: Móc khoảng cách tối đa giữa các điểm là 1200 hoặc 1220mm, khoảng cách từ vách tới móc  đầu tiên là 405mm.

Bước 5: Thanh dọc ( thanh chính ) được nối với nhau bằng cách gắn lỗ mộng của đầu thanh này với đầu thanh kia, khoảng cách là 610mm hoặc 1220.  

Bước 6:   Thanh ngang ( thanh phụ ) được lắp vào các lỗ mộng trên thanh chính, đảm bảo kích thước theo thiết kế, có 2 loại ( 610mm và 1220mm ) hoặc ( 600mm và 1200mm )

Bước 7: Sau khi lắp đặt xong cần điều chỉnh cho khung ngay ngắn, mặt bằng khung thật phẳng.

Bước 8: Lắp đặt tâm lên khung, phải sử dụng kẹp giữ các tấm trần loại nhẹ, có ít nhất 2 kẹp cho mỗi bên và mỗi góc của tấm trần.

Bước 9: Tiến hành thả một vài tấm ở một vài vị trí ở trần ( mục đích để lấy vuông ), rồi mới thả tấm trần hàng loạt.

Bước 10: Dùng kẹp giữ các tấm trần dọc vào tường

Bước 11: Xử lý viền trần, đối với sườn trần dùng cưa hoặc kéo để cắt, đối với mặt tấm trần dùng cưa hoặc dao vạch nên tấm trần rối bẻ tấm thạch cao đã vạch.

Bước 12: Kiểm tra lại toàn bộ trần xem phẳng chưa, có sai sót gì không ( nếu cần thiết có thể dùng máy bắn cote sẽ có độ chuẩn )

son nha tot dep

Trần thạch cao nổi hoàn thiện

Như vậy, với những hướng dẫn về quy trình kỹ thuật thi công trần chìm và trần nổi để quý khách tham khảo.

Nếu quý khách còn thắc mắc điều gì, hay có nhu cầu và quan tâm đến dịch vụ, xin hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn, và được sử dụng dịch vụ tốt nhất

⇒ Bài viết liên quan

→ Trần thạch cao loại nào tốt nhất

→ Bảng báo giá trần, vách thạch cao

Mr: Viễn 0989.328.669

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *